Trong bộ môn kiến trúc, có lẻ phần khó nhất đó chính là vẻ tượng vạt mảng. Đối với cách vẻ này, những tỉ lệ về đường nét, hình khối của tượng phải được giữ nguyên. Vậy làm thế nào để vẽ được? Hãy cùng trung tâm luyện thi kiến trúc Archi tìm hiểu nhé.!
.jpg)
Lưu ý khi vẽ tượng vạt mảng
Để có thể vẻ được một bức tượng vạt mảng đẹp và chuẩn, thì bạn phải chú trọng vào việc xác định trục mặt của tượng. Trục mặt ở đây chính là hướng nhìn của tượng, trạng thái ngước lên hoặc cuối xuống. Để làm được điều này, bạn phải trải qua một quá trình rèn luyện và cảm nhận khá dài. Nếu bạn chỉ phụ thuộc vào việc đo đạc thì việc xác định trục mặt của tượng là hoàn toàn sai, nó chỉ là những phép tính toàn thiếu chính xác.

Các bước vẻ tượng vạt mảng:
· Yêu cầu:
o Đúng tỉ lệ
o Dựng hình chính xác, đảm bảo yêu câù cơ bản về hình khối, tỷ lệ cấu trúc của mẫu
o Diễn tả đúng bản chất của tượng.
o Thể hiện đúng trục mặt của tượng.
· Tiến hành vẻ tượng vạt mảng:
o Quan sát kĩ mẫu vẽ
o Chú ý về sự thống nhất trong mẫu vẽ, cân đối về tỷ lệ của mẫu. Tìm ra những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của mẫu.
· Phát hình đầu tượng:
o Quan sát vị trí đặt tượng ở trên hay dưới tầm mắt. Sau đó xác định vị trí cuả các bộ phận cơ bản trên đầu tượng như khối mũi, mắt, miệng, tai…rồi đánh dấu vào bảng vẽ.
· Một số tỉ lệ chuẩn:
+ Từ Đáy Tượng đến Trục Cằm = Trục Cằm đến Đỉnh Sọ. ( Đỉnh Sọ và Đỉnh Tượng khác nhau, vì Đỉnh Sọ là vị trí của Xương, Đỉnh Tượng là vị trí của Tóc ).
+ Từ Trục Cằm đến Đỉnh Mũi = Đỉnh Mũi đến Đỉnh Sọ.
+ Từ Đỉnh Mũi đến Trục Cằm chia tỉ lệ thành 5 phần bằng nhau, ta tương ứng cho các vị trí sau tính từ Trục Cằm lên: vị trí Số 0 rơi vào Trục Cằm, vị trí Số 2 rơi vào Trục Miệng, vị trí Số 3 rơi vào Trục Mũi, vị trí Số 5 rơi vào Trục Mắt.
+ Sau đó ta lấy tỉ lệ vừa đo, đo từ Trục Mắt lên ta sẽ có vị trí Số 6 rơi vào vị trí Trục Chân Mày.
· Có được các tỉ lệ vừa đo, ta dựa vào đấy để xác định các tỉ lệ khác:
+ Chiều cao của Mắt = tỉ lệ từ Đỉnh Mũi đến Trục Chân Mày, đồng thời = tỉ lệ từ Đỉnh Sọ đến Đỉnh Đầu.
+ Từ Trục Cằm đến Môi Dưới = Môi Dưới đến Trục Mũi.
+ Lấy tỉ lệ từ Trục Cằm đến vị trí Số 4 ( trong phần đo xác định Trục Mắt vừa nãy ) gióng từ Đỉnh Sọ xuống 2 lần ta sẽ cóTrục Hạ Trán và Trục Môi Trên.
+ Từ Môi Dưới đến Môi Trên = Môi Trên đến Đầu Mũi.
+ Từ Trục Chân Mày đến Đỉnh Trán = Trục Cằm đến Trục Miệng.
+ Từ Trục Hạ Trán đến Trục Cằm chia đôi ta có được Đường Giữa Mũi.
+ Lấy tỉ lệ từ Trục Chân Mày đến Đáy Mắt đưa xuống Trục Cằm gióng lên ta có được vị trí của Xương Quai Hàm.
+ Chiều ngang của Xương Quai Hàm = Trục Cằm đến Trục Mắt.
+ Chiều ngang từ Vành Tai Trong Bên Trái Tượng đến Vành Tai Trong bên Phải Tượng = Trục Cằm đến Hạ Trán.
+ Chiều ngang của Nguyên Phần Đầu Tượng VẠT MẢNG = Trục Cằm đến Đỉnh Trán.
+ Từ Trục Chân Mày đến Chân Tóc = Trục Cằm đến Trục Môi Trên.
+ Chiều ngang từ Đuôi Mắt Trái đến Đuôi Mắt Phải = Trục Cằm đến Trục Mắt.
+ Chiều ngang Cổ = Trục Cằm đến Đáy Mắt.
+ Chiều ngang Vai = Trục Cằm đến Đỉnh Mắt.
+ Chiều cao của Cổ = Trục Cằm đến Đầu Mũi.
.jpg)
· Hoàn tất bài vẽ:
o Kiểm tra bằng dây dọi để kiểm tra cũng cố lại bài vẽ. Chú ý đến các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của hốc mắt và tiếp điểm của mũi, xương gò má ranh giới với chu vi của xương sọ…
o Đánh bóng, đẩy sau và nhấn bài
Đẩy sau, chi tiết bài vẻ hơn bằng các nét vẽ sao cho gần với mẫu tượng nhất
Quan sát kĩ nguồn sáng để tiến hành tô đậm nhạt cho bài vẽ.
o Quan sát toàn bộ bài vẽ, so sánh với mẫu vẽ, chỉnh sửa và hoàn tất bài vẽ.
Xem thêm: Bố cục màu trong vẽ mỹ thuật công nghiệp
Trên đây, là những bước cơ bản để bạn có thể dễ dàng hiểu hơn về phương pháp vẻ tượng vạt mảng. Hi vọng, bài viết này sẽ giúp ích bạn trong chuyên nghành kiến trúc.
Trung tâm luyện thi kiến trúc Archi là một trong những trung tâm hàng đầu tại HCM, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc luyện thi kiến trúc, luyện thi vẽ, luyện thi khối H, luyện thi khối V…. Trải qua các khóa học tại trung tâm, sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hơn để tự tin hơn khi bước vào các kì thi chính thức.
Nguồn: Tổng hợp
|