Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản, để có thể hiểu thêm về điều này cần rất nhiều thời gian, để nhanh lên tay nghề bạn có thể học luyện thi vẽ ở các trung tâm hay cũng có thể luyện tập theo những cách trên mạng hiện có, quan trọng nhất vẫn sự chăm chỉ của từng người.

Một bức tranh được đánh giá đẹp hay không phụ hoàn toàn vào điểm nhất chính của bức vẽ đó.
Những điểm nhấn thường thể hiện ở màu sắc chủ đạo, sự chuyển biến về độ tương phản.
Những hình ảnh chính không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3, những chi tiết phụ trợ cần phải hướng người xem đến phần quan trọng bức tranh.
Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng. Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.
Có thể tạo một điểm nhấn thứ hai trên cùng một bức tranh, các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể hai điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là hai điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án hai là theo phương nằm ngang.
Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Quy tắc tối thiểu là người và vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.
Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh, tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.
Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.
Tóm lại bạn phải vừa bám vào quy tắc bố cục trong tranh và vừa suy nghĩ ra hướng riêng để kếp hợp cùng những quy tắc cứng nhắc ấy để tạo nên một buwsctranh cho riêng mình.
|