Đôi nét về tranh sơn mài và cách vẽ.

Hỗ trợ trực tuyến
Bản đồ đường đi
Thống kê truy cập
Tin tức - Tuyển sinh

Đôi nét về tranh sơn mài và cách vẽ.

Ngày đăng: 26/01/2015
Nhắc đến tranh sơn mài chắc hẳn dù ít hay nhiều thì mỗi chúng ta đều có ấn tượng nào đó. Việc rèn luyện khả năng để có thể theo đuổi dòng tranh này đang được nhiều thế hệ họa sĩ say mê.

Các họa sĩ tương lai đang trên bước đường hình thành tài năng như các sĩ tử đại học đang luyện thi vẽ cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Cùng khám phá dòng tranh sơn mài đầy thú vị này nhé.

 

 

Nhìn lại quá khứ lịch sử, những thành tựu về nghệ thuật sơn mài của Việt Nam trong thế kỷ XX đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Những người yêu nghệ thuật luôn tự hào vì đã có những họa sĩ tài danh đưa sơn mài từ một chất liệu thủ công truyền thống trở thành một chất liệu hội họa.

 

 Các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam như: Ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Bình phong của Nguyễn Gia Trí; Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác đã tạo dựng nên hình hài một sơn mài Việt Nam trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX.

 

Ngày nay, nghệ thuật sơn mài hiện đại đương đại vẫn đang tiếp tục kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới mang đậm dấu ấn và tính sáng tạo của từng cá nhân nghệ sĩ.

 

 Một số họa sĩ trẻ đã đưa các loại vỏ ốc vỏ trứng vỏ trai vào tranh để tạo ra những hiệu quả mang tính biểu hiện trừu tượng nhiều hơn là mô tả thực. Người xem nhờ đó có thể nhận diện được sự đa dạng tạo ra từ chất liệu.

 

Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:

 

Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó...Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm....

 

Để có thể vẽ một bức tranh sơn mài ,bạn cần nắm rõ các thao tác thực hiện cơ bản như sau :

 

Phác thảo bố cục tranh rồi sau đó thực hiện bước phóng lớn phác thảo bằng kích thước tranh thật rồi tiếp đến là lên vóc- hay vẽ trên vóc rồi bước cuối cùng là mài-vẽ toát sơn và đánh bóng tranh.

 

Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.

 

Nếu bạn có đam mê luyện thi vẽ , đam mê dòng tranh sơn mài thì có thể tìm đến các trung tâm dạy vẽ và thỏa nghiệm ước mơ của mình.

 

Nghệ thuật là một khoảng không gian rộng lớn và đầy những khảm nghiệm phong phú. Hãy luôn giữ cho mình một ngọn lửa nhiệt tình để luôn cháy ngọn lửa đam mê .

 

 

TRUNG TÂM LUYỆN THI ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT

ĐC: 2/5/16 Bình Giã, P.13,Q.Tân Bình, Tp.hcm

ĐT: 028. 38102349 | Hotline: 0935.55.56.57 (Thầy Thanh Linh)

ĐT: 08.38102349 | Email: luyenthiktmt@gmail.com  |  Website: www.daihockientruc.vn

Tham khảo thông tin về : luyen thi khoi h | luyen thi khoi v | luyenthikientruc.com | xin phep xay dung quan binh chanh |