+ Giai đoạn một vẽ các hình khối cơ bản như hình hộp, trụ, cầu...;
+ Giai đoạn hai vẽ các khối tĩnh vật nâng cao như chai lọ, thủy tinh, lọ hoa, ấm trà...;
+ Giai đoạn ba sẽ được vẽ các loại tượng cơ bản, phù điêu (tượng vạt mảng), sọ, mắt, mũi
+ Giai đoạn bốn vẽ các loại tượng nâng cao như tượng nam nữ, thanh niên, người già.
Tuy nhiên, người học vẽ cũng có những thói quen xấu sau đây:

Nhiều bạn cứ nghĩ mình có năng khiếu vẽ đẹp, giống là đạt nhưng đến khi thi thì sai phương pháp hết.
Chẳng hạn cách cầm que đo, nhiều bạn có thói quen cầm tay phải, đến khi học luyện thi vẽ phải mất rất nhiều thời gian để luyện lại, rồi học cách sử dụng gôm như thế nào.
Thứ hai, thiếu kiên nhẫn cũng là một trong những thói quen xấu của người học vẽ. Luyện thi vẽ đòi hỏi phải có tính kiên trì và nhẫn nại, nếu có thói quen chóng chán chính là kẻ thù số 1 của người học vẽ.
Thứ ba, nếu không có lập trường vững chắc , nhiều người có tính dễ thay đổi, dễ bị lung lay thì nên cẩn trọng.
Phải tự rèn luyện thêm, bởi thời gian 1 buổi học vẽ không nhiều. Muốn sáng tạo thì phải có vốn kiến thức, phải am hiểu, phải mẫn cảm với hình thể, với đề tài.
Điều phải kể đến tiếp theo đó chính là thói quen cầm chì, đây là một trong những thói quen khó sửa chữa bởi việc cầm chì vẽ là theo bản năng.
Nếu cầm chì vẽ không đúng cách, bài vẽ của bạn sẽ thiếu độ chính xác và tinh tế.
Bên cạnh đó, thói quen sợ mắc lỗi cũng là một trong những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến bài vẽ trong quá trình luyện thi cũng như đi thi.
Vì vậy, đừng để tâm lý sợ mắc lỗi khiến chúng ta không dám thể hiện hết khả năng của mình và như thế điều này sẽ khiến bạn mãi kém cỏi.
Mặt khác, bạn cũng đừng nên đợi học hết mọi thứ rồi mới cầm cây cọ vẽ lên để thực hành. Thông qua thực hành, chúng ta sẽ nhận ra những gì mình chưa hiểu là đúng, sửa lỗi và tiếp tục thực hành.
Tóm lại, dẫu biết rằng thói quen xấu trong vẽ là khó sửa chữa, nhưng bạn hãy cố gắng rèn luyện và tự khắc phục chúng theo thời gian.
|