Bài vẽ đầu tượng
15/09/2022
Luyện thi vẽ đầu tượng thạch cao như thế nào để đạt điểm cao?
Không phải ngẫu nhiên mà các trường đại học mỹ thuật, kiến trúc lại lựa chọn tượng thạch cao để đưa vào các đề thi tuyển sinh đại học. Bởi vẽ được đầu tượng thạch cao rất đơn giản nhưng vẽ sao cho đúng, đẹp, chính xác thì đòi hỏi thí sinh phải trải qua thời gian khổ luyện rất nhiều. Vậy luyện thi vẽ đầu tượng thạch cao như thế nào để đạt được điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Yêu cầu vẽ đầu tượng thạch cao
Vẽ đầu tượng thạch cao là đề thi bắt buộc thí sinh phải hoàn thành nếu muốn đỗ vào các trường đại học khối mỹ thuật, kiến trúc. Đặc điểm của tượng thạch cao sử dụng trong các đề thi khối H, khối V là phần đầu hơi nghiêng, vai trái cao, vai phải thấp, đế ngồi rất nhỏ, mắt to, miệng có phần hơi xếch.
Với nội dung này, đề thi yêu cầu các thí sinh phải có cái nhìn tổng quát xung quanh, lý giải được kết cấu, hình thể đặc trưng của nhân vật. Chính vì vậy, quá trình luyện thi vẽ đầu tượng thạch cao yêu cầu thí sinh cần phải phân tích và nắm bắt, luyện tập nhiều việc giải phẫu kết cấu tượng, lên khối, quan sát... Nếu không thành thục những kỹ năng này, thí sinh sẽ rất lúng túng trong quá trình làm bài thi.
Nội dung cụ thể của các đề thi vẽ tượng thạch cao có thể như sau:
- Vẽ tượng thạch cao
- Vẽ tượng vua La Mã
- Vẽ tượng thạch cao Vol Taire
Các bước luyện thi vẽ đầu tượng thạch cao
Để vẽ được tượng thạch cao đúng, đẹp, chính xác, trong quá trình luyện thi vẽ đầu tượng thạch cao, thí sinh cần luyện tập nhiều việc giải phẫu kết cấu của nhân vật thông qua 7 bước như sau:
- Bước 1: Quan sát chỉnh thể tượng thạch cao, chú ý quan hệ động thái tỷ lệ giữa các đế ngồi, vai, trán và đầu.
- Bước 2: Vẽ phác thảo ra đặc điểm cơ bản của ngũ quan, trong đó đặc biệt chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa hai má, bộ phận cổ của đối tượng rất thô, kết cấu hình thể cũng không rõ ràng. Do đó, trong quá trình luyện thi vẽ đầu tượng, học viên cần quan sát nhiều để tạo cho được hệ động thái giữa hai vai và đầu của đối tượng.
- Bước 3: từng bước vẽ ra kết cấu hình thể của các bộ phận khác của tượng thạch cao
- Bước 4: Chú ý quan sát và tìm ra giới tuyến tối sáng, trong đó chú ý phải thể hiện được có cảm giác lập thể và chỉnh thể.
- Bước 5: Từng bước vẽ ra quan hệ đen, trắng, xám nhằm mục đích giúp cho bản vẽ có cảm giác thứ tự, tầng lớp rõ ràng.
- Bước 6: Đi sâu vào việc khắc họa bố cục. Ở bước này, yêu cầu kết cấu hình thể của đối tượng phải biểu đạt sao cho có cảm giác có không gian cụ thể, rõ ràng.
- Bước 7 : Điều chỉnh lại toàn bộ bức họa.